Từ khi còn là học sinh tiểu học cho đến giờ, bạn đã nghe câu "Việc hôm nay chớ để ngày mai" bao nhiêu lần? Cứ nghĩ đó chỉ là một trong vô vàn "lời các cụ dạy", nhưng nó lại trở thành bài học đắt giá nhất đối với bất kì ai. Thử nghĩ lại xem, bạn đã từng nuông chiều bản thân theo kiểu "ngủ một tí thôi rồi tí dậy làm tiếp", "bản báo cáo này ngoáy 2 tiếng là xong, trước hạn 1 ngày hẵng làm", "lên Facebook ngó tí đã rồi bắt tay vào làm", vân vân và vân vân hay chưa? Nếu câu trả lời là rồi, rất có khả năng bạn không hề nhận ra thứ thuốc độc mang tên "trì trệ" đã ngấm sâu vào mình và khó có cách chữa khỏi.
Thói quen trì hoãn |
Trì hoãn không chỉ mang lại nguy cơ đổ bể công việc khi mà bạn phải xử lý quá nhiều công việc nặng nhọc cùng một lúc, mà còn làm suy giảm hiệu suất, chất lượng công việc và khiến bạn "mất nhiệt". Vẫn biết là vậy, nhưng căn bệnh "mai làm cũng được" quả thật là khó chữa.
Bạn hãy thử 15 cách đơn giản dưới đây để đánh bại sự trì hoãn xem sao:
1. Hiểu mình.
Như thế nào? - Xác định trì trệ ảnh hưởng đến cuộc sống bạn như thế nào, đâu là thói quen dẫn dến sự trì trệ.
Tại sao? - Giúp bạn tránh tránh khỏi tình trạng cảm thấy bất lực với bản thân, cũng như thấu hiểu nguyên nhân của sự trì trệ.
2. Quản lý thời gian.
Như thế nào? - Hãy ước lượng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc và so sánh tính chính xác của việc ước lượng thời gian so với thực tế thế nào.
Tại sao? - Tránh phức tạp hóa vấn đề bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả, và để tăng chất lượng công việc, giảm stress.
3. Thay đổi cách nhìn nhận.
Như thế nào? - Hãy bỏ qua những vấn đề như điểm số, lương thưởng. và nghĩ xem điều gì khiến bạn yêu thích công việc đang làm.
Tại sao? - Xác định rõ mục đích cá nhân giúp bạn chủ động làm việc, nhìn nhận xem xét lại công việc để hiểu rõ hơn và bớt nỗi lo về chúng.
4. Cam kết với nhiệm vụ.
Như thế nào? - Lập checklist những việc có thể hoàn thành dể dàng và gạch bỏ những việc đã hoàn thành.
Tại sao? - Nó giúp bạn cũng cố niềm tin vào chính mình và cam kết thực hiện những gì mình đã hứa với bản thân.
5. Chọn môi trường làm việc năng suất.
Như thế nào? - Chọn nơi làm việc và đồng nghiệp một cách thông minh, không làm việc ở môi trường có nhiều sự xao lãng.
Tại sao? - Giúp bạn tập trung vào những việc cần làm ngay, dọn dẹp trở ngại trong quá trình làm việc.
6. Thực tế.
Như thế nào? - Đặt ra các mục tiêu trong tầm với để có thể đo lường được kết quả, Hãy kiên định - không thay đổi trong nháy mắt.
Tại sao? - Tránh dày vò bản thân vì những kỳ vọng thiếu thực tế. Mục tiêu xa vời châm ngòi cho sự trì trệ.
7. Tự nhắc nhở mình.
Như thế nào? - Tự xem xét, kiểm điểm với chính bản thân mình khi trì hoãn một việc gì đó, và hãy nói một cách tích cực thay vì tiêu cực.
Tại sao? - Chặn ngay dòng suy nghĩ tiêu cực khi mới bắt đầu, khuyến khích chính mình đạt được mục tiêu
8. Lịch trình linh động thay vì quá chặt chẽ.
Như thế nào? - Hãy xếp lịch trình linh động cho công việc quan trọng, và dành thời gian rãnh cho các hoạt động ngoại khóa.
Tại sao? - Lịch dày đặc sẽ khiến cho bạn ngạt thở, làm việc linh động mang lại cảm giác thoải mái hơn khi hoàn thành công việc.
9. Chia nhỏ công việc.
Như thế nào? - Chia nhỏ công việc và thực hiện theo thứ tự ưu tiên, cố gắng hoàn thành chúng mà không tự gây ra áp lực.
Tại sao? - Công việc trở nên dể dàng hơn khi bạn chia nhỏ chúng. Chia nhỏ công việc như thế sẽ tạo đà cho bạn làm việc giảm thiểu trở ngại trong cả quá trình làm việc.
10. Đừng mơ mộng hảo huyền.
Như thế nào? - Hãy thôi mộng tưởng về kết quả mình muốn đạt được. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch và bước đi thực tiễn để đạt được mục tiêu.
Tại sao? - Trí tưởng tượng không đâu vào đâu chiếm lấy thời gian của bạn, làm bạn trì trệ, không tập trung. Nhìn nhận công việc một cách thực tế sẽ tăng thêm động lực làm việc cho bạn.
11. Dự phòng các trở ngại.
Như thế nào? - Liệt kê tất cả trở ngại có thể gặp trên con đường hoàn thành công việc, và lên các động thái phòng ngừa.
Tại sao? - Nó giúp bạn chuẩn bị sẵn tâm lý để chống lại trì trệ một cách hiệu quả.
12. Cải thiện thái độ.
Như thế nào? - Bớt quan tâm đến những thứ mình thích lúc này, và tập trung vào việc học hỏi cho tương lai.
Tại sao? - Nó giúp bạn phát triển năng lực đánh giá các lỗi sai mắc phải, và tiếp sức cho quá trình đánh bại sự trì trệ.
13. Tự giúp mình.
Như thế nào? - Đề nghị bạn bè gia đình không nuông chiều bạn, tự mình đặt ra quy định cho mình. Những việc tự làm được thì hãy tự giải quyết.
Tại sao? - Người mong chờ sự giúp đỡ thường trở nên trì trệ hơn, tự giúp bản thân trở nên độc lập và tự chủ.
14. Thưởng - Phạt bản thân.
Như thế nào? - Lên cơ chế thưởng - phạt bản thân mỗi ngày cho mỗi thành công hay thất bại trong công việc nào đó.
Tại sao? - Nó thúc đẩy nỗ lực và quá trình thay đổi, cũng như hình thành động lực và mục tiêu phấn đấu cho bạn.
15. Học cách tha thứ cho bản thân.
Như thế nào? - Nếu bạn trược ngã, đừng giày vò bản thân, hãy hiểu và lấy đó làm kinh nghiệm cho những lần sau.
Tại sao? - Thói quen trì trệ thường bắt đầu từ tâm lý con người, và tha thứ cho bản thân là giúp bạn làm tốt hơn trong tương lai.
4. Cam kết với nhiệm vụ.
Như thế nào? - Lập checklist những việc có thể hoàn thành dể dàng và gạch bỏ những việc đã hoàn thành.
Tại sao? - Nó giúp bạn cũng cố niềm tin vào chính mình và cam kết thực hiện những gì mình đã hứa với bản thân.
5. Chọn môi trường làm việc năng suất.
Như thế nào? - Chọn nơi làm việc và đồng nghiệp một cách thông minh, không làm việc ở môi trường có nhiều sự xao lãng.
Tại sao? - Giúp bạn tập trung vào những việc cần làm ngay, dọn dẹp trở ngại trong quá trình làm việc.
6. Thực tế.
Như thế nào? - Đặt ra các mục tiêu trong tầm với để có thể đo lường được kết quả, Hãy kiên định - không thay đổi trong nháy mắt.
Tại sao? - Tránh dày vò bản thân vì những kỳ vọng thiếu thực tế. Mục tiêu xa vời châm ngòi cho sự trì trệ.
7. Tự nhắc nhở mình.
Như thế nào? - Tự xem xét, kiểm điểm với chính bản thân mình khi trì hoãn một việc gì đó, và hãy nói một cách tích cực thay vì tiêu cực.
Tại sao? - Chặn ngay dòng suy nghĩ tiêu cực khi mới bắt đầu, khuyến khích chính mình đạt được mục tiêu
8. Lịch trình linh động thay vì quá chặt chẽ.
Như thế nào? - Hãy xếp lịch trình linh động cho công việc quan trọng, và dành thời gian rãnh cho các hoạt động ngoại khóa.
Tại sao? - Lịch dày đặc sẽ khiến cho bạn ngạt thở, làm việc linh động mang lại cảm giác thoải mái hơn khi hoàn thành công việc.
9. Chia nhỏ công việc.
Như thế nào? - Chia nhỏ công việc và thực hiện theo thứ tự ưu tiên, cố gắng hoàn thành chúng mà không tự gây ra áp lực.
Tại sao? - Công việc trở nên dể dàng hơn khi bạn chia nhỏ chúng. Chia nhỏ công việc như thế sẽ tạo đà cho bạn làm việc giảm thiểu trở ngại trong cả quá trình làm việc.
10. Đừng mơ mộng hảo huyền.
Như thế nào? - Hãy thôi mộng tưởng về kết quả mình muốn đạt được. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch và bước đi thực tiễn để đạt được mục tiêu.
Tại sao? - Trí tưởng tượng không đâu vào đâu chiếm lấy thời gian của bạn, làm bạn trì trệ, không tập trung. Nhìn nhận công việc một cách thực tế sẽ tăng thêm động lực làm việc cho bạn.
11. Dự phòng các trở ngại.
Như thế nào? - Liệt kê tất cả trở ngại có thể gặp trên con đường hoàn thành công việc, và lên các động thái phòng ngừa.
Tại sao? - Nó giúp bạn chuẩn bị sẵn tâm lý để chống lại trì trệ một cách hiệu quả.
12. Cải thiện thái độ.
Như thế nào? - Bớt quan tâm đến những thứ mình thích lúc này, và tập trung vào việc học hỏi cho tương lai.
Tại sao? - Nó giúp bạn phát triển năng lực đánh giá các lỗi sai mắc phải, và tiếp sức cho quá trình đánh bại sự trì trệ.
13. Tự giúp mình.
Như thế nào? - Đề nghị bạn bè gia đình không nuông chiều bạn, tự mình đặt ra quy định cho mình. Những việc tự làm được thì hãy tự giải quyết.
Tại sao? - Người mong chờ sự giúp đỡ thường trở nên trì trệ hơn, tự giúp bản thân trở nên độc lập và tự chủ.
14. Thưởng - Phạt bản thân.
Như thế nào? - Lên cơ chế thưởng - phạt bản thân mỗi ngày cho mỗi thành công hay thất bại trong công việc nào đó.
Tại sao? - Nó thúc đẩy nỗ lực và quá trình thay đổi, cũng như hình thành động lực và mục tiêu phấn đấu cho bạn.
15. Học cách tha thứ cho bản thân.
Như thế nào? - Nếu bạn trược ngã, đừng giày vò bản thân, hãy hiểu và lấy đó làm kinh nghiệm cho những lần sau.
Tại sao? - Thói quen trì trệ thường bắt đầu từ tâm lý con người, và tha thứ cho bản thân là giúp bạn làm tốt hơn trong tương lai.
Nguyễn Trường
Theo Saga