Hôm nay:

Những truyền thuyết đáng sợ về thứ 6 ngày 13

(ĐSPL) – Những câu chuyện đáng sợ về thứ 6 ngày 13 có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng nó đã lưu truyền từ hàng trăm năm qua, đem đến nỗi sợ hãi của con người.
Vậy thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 luôn luôn được mọi người nhắc đến như là một ngày xui xẻo nhất trong năm, phần lớn chúng ta đều rất sợ và cố gắng né tránh ngày này. Một số người không biết có phải do mê tín hay không mà cứ đến thứ 6 ngày 13 là họ sợ ra đường và kiêng đủ thứ linh tinh.
Theo quan niệm của người phương Tây thì thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần còn ngày 13 là ngày xấu nhất trong tháng, vì vậy khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn. Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobia" là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).

Truyền thuyết về thứ 6 ngày 13

Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy. Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…
Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.
Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày thứ Sáu. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ Sáu) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để trấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày thứ Sáu, khai trương chiếc thuyền vào ngày thứ Sáu, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tàu. Sau đó, vào một sáng thứ Sáu, con tàu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 1992 ở Thổ Nhĩ Kì đã xảy ra một trân động đất lớn đã lấy đi sinh mạng của hơn 2000 người và có khoảng 50.000 người đã mất nhà cửa. Đây được coi là một thiên tai mang đến thiệt hại nặng nề nhất của Thổ Nhĩ Kì trong những thập kỉ qua .


Lý giải khoa học thứ 6 ngày 13

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Connecticut ở New London cho rằng, chính sự tin tưởng quá mức dẫn tới mê tín trong niềm tin từ thời xưa mà nhiều người đã dần phát triển một nỗi sợ "mặc định" về nỗi sợ hãi mang tên thứ 6 ngày 13.
Giáo sư tâm lý học Stuart Vyse thuộc trường ĐH Connecticut nhận định: "Nếu không ai nói với chúng ta về những điều mê tín, cấm kỵ tiêu cực trong thứ 6 ngày 13, hẳn nhiều người không cảm thấy lo lắng và vẫn làm tốt mọi việc như ngày thường. Không những thế, nỗi sợ hãi này còn được đưa vào các bộ phim, nhiều cuốn sách, câu chuyện... nên càng khiến cho nỗi ám ảnh đó thêm mạnh mẽ".
Nhà nghiên cứu Rebecca Borah thuộc ĐH Cincinnati (Mỹ) cũng nhận định: "Chính sự mê tín trong suốt nhiều thế kỷ qua đã khiến con người tạo thành một thói quen sợ hãi. Hiện tại, chúng ta vẫn tiếp tục thừa nhận, tin vào sự đen đủi sẽ xảy đến vào thứ 6 ngày 13. Chính thói quen, nếp suy nghĩ đó đã khiến cho sự sợ hãi về thứ 6 ngày 13 tồn tại trong tâm trí mỗi người, khiến chúng ngày một bền vững".
Như vây, theo lý giải của các nhà khoa học, chính nỗi sợ bên trong mỗi con người đã khiến cho chúng ta cảm thấy lo lắng hơn khi ngày này đến.

Theo Đời Sống Pháp Luật 

7 MẸO GHI NHỚ GIÚP CHÚNG TA TRỞ NÊN THÔNG MINH HƠN

Ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào thiên bẩm, nó còn có thể phát triển dựa vào sự nỗ lực luyện tập của bạn.

Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được biết đến "sức mạnh" của kỹ năng ghi nhớ. Những cô bạn, cậu bạn có khả năng nhớ tốt sẽ học tập rất nhanh và hiệu quả trong ánh ngưỡng mộ của chúng bạn. Những tưởng khả năng này là "trời sinh ra thế", nhưng khoa học đã chứng minh được rằng khả năng ghi nhớ cũng có thể rèn luyện và phát triển được theo thời gian.

Vậy nên nếu bạn muốn mình có thể ghi nhớ tốt hơn, thậm chí là thông minh hơn, hãy xem những phương pháp dưới đây và học hỏi chúng. Có thể chúng ta không phải là thiên tài, nhưng chẳng có gì có thể ngăn cản chúng ta sở hữu một trí nhớ tuyệt vời.

1. Triệu hồi trí nhớ

Có thể nghe hơi điên rồ, nhưng thực chất quá trình nhớ lại của chúng ta cũng giống như việc chúng ta gọi chúng từ trong não bộ ra vậy. Việc ghi nhớ các thông tin thực chất là "ghi" chúng vào suy nghĩ và "triệu hồi" chúng khi chúng ta cần nhớ đến. Do đó cách cải thiện khả năng khi nhớ chính là rèn luyện khả năng này của bạn.


Lấy ví dụ: những tấm thẻ Flashcard (tạm gọi là thẻ ghi nhớ) cũng ra đời với mục đích này. Khi bạn cố gắng học thuộc những tấm thẻ này, nó thực chất là quá trình "ghi lại" hình ảnh và nội dung của chúng vào não bộ. Lý do nó hiệu quả hơn so với đọc trên sách là bởi việc nhớ lại những tấm thẻ đầy màu sắc với lượng chữ ít ỏi trên đó sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

2. Tạo sự kết nối

Càng nhiều kết nối trong tri thức của bạn, bạn sẽ càng ghi nhớ chúng một cách dễ dàng và lâu dài hơn. Lí do khiến chúng ta thường dễ quên các kiến thức là bởi chúng xuất hiện một cách rời rạc trong não bộ của chúng ta và chẳng có gì có thể giúp chúng ta có thể nhớ về chúng. Thay vào đó, việc liên kết các nội dung trong cuộc sống sẽ giúp bạn dễ dàng gợi nhớ và liên tưởng đến những thứ mà bạn cần nhớ. Do đó mỗi khi học các kiến thức mới, hãy cố gắng liên kết chúng với những gì bạn đã học hoặc biết đến trước đó.
Lấy một ví dụ đơn giản: bạn đang học trong giờ Vật Lý và đang học về hiện tượng tĩnh điện do ma sát. Bạn chợt nhớ là vào mùa đông, bạn cũng từng nhìn thấy nó khi cởi bỏ những chiếc áo len dày cộm trước khi đi ngủ. Bằng cách này, kiến thức sẽ được kết nối một cách dễ dàng và chân thực trong não bộ của bạn.

3. Hãy tách các vấn đề ra, đừng cố nhớ một đống lộn xộn

Hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều việc, rất nhiều thứ cần nhớ, cần làm. Vậy nên chẳng có gì khó hiểu nếu chúng ta bị quên đi một vài thứ trong đó, mặc dù đôi khi chúng rất quan trọng. Lý do là bởi thứ mà bạn đang cố nhớ là "những gì cần làm trong ngày" thay vì "những thứ cần làm ở nhà", "những thứ cần làm ở công ty", "những việc cần làm với người yêu",.. Thay vì cố gắng nhớ một đống lộn xộn, hãy chia tách chúng ra để bạn có thể nhớ chúng một cách khoa học và dễ dàng hơn.


4. Tự trả lời câu hỏi trước khi bạn có được nó

Nói một cách dễ hiểu, hãy cố gắng tự mình giải đáp các thắc mắc trước khi trông chờ người khác làm điều đó giúp bạn. Việc này giúp não bộ của bạn được kích thích và hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp bạn nhớ tốt, nhớ lâu hơn những vấn đề này. Dù là một bài toán, một đề luận văn, một câu hỏi đố,... hãy cố gắng tự mình đưa ra câu trả lời trước khi trông chờ nó ở người ra đề.
Xét về mặt giáo dục, đây cũng là cách các học sinh nước ngoài được khuyến khích để sáng tạo. Trước khi bước vào lớp, các học sinh được khuyến khích tìm hiểu trước vấn đề trước khi "làm việc" với giáo viên để hiểu hơn về chúng. Trong công việc, nó sẽ giups bạn tự tin và tiếp cận vấn đề nhanh hơn trước khi làm việc với sếp.

5. Sự phản chiếu

Khi bạn đang cố gắng nhớ về bài giảng trên lớp, nhớ về những lời mẹ dặn, nhớ những nội dung trong cuộc họp giao ban đầu tuần,... thì tức là bạn đang tìm sự phản chiếu của chúng từ trong não bộ. Bạn sẽ "tua" lại đoạn kí ức đó và đặt ra các câu hỏi: nó đã diễn ra như thế nào? Điều gì cần chú ý? Điều gì cần cải thiện?...
Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chứng minh được rằng sử dụng viết tay để tìm sự phản chiếu là một cách vô cùng tuyệt vời. Chỉ cần dành khoảng 15 phút cuối ngày để phản chiếu lại tất cả những gì bạn cần nhớ, cần làm trong một ngày, nó sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm việc, học tập lên đến 23%.

6. Sử dụng các biểu tượng

Cách thức này không được dễ dàng cho lắm để áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng nó tỏ ra cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn chưa biết, thì não bộ có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn rất nhiều so với các dòng chữ, nội dung khác. Vậy nên có một cách để ghi nhớ rất tuyệt vời: hình tượng hóa chúng. Và sau đó tất cả những gì bạn cần nhớ sẽ chỉ còn là hình ảnh đó - dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

7. Luôn sẵn sàng tiếp nhận cái mới

Một bộ não ỳ ạch sẽ chẳng thể nào có thể tiếp thu những kiến thức mới chứ đừng tính đến chuyện nhớ chúng. Nếu bạn thực sự muốn ghi nhớ và học hỏi điều gì đó, bạn phải thực sự sẵn sàng chấp nhận những thứ mới mẻ. Có thể kiến thức đó sẽ đả kích những gì bạn biết từ trước, sẽ phủ định quan điểm của bạn,... Thế nhưng đúng sai sẽ chỉ là tương đối, vậy nên sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn luôn sẵn sàng để tiếp nhận những kiến thức, những góc nhìn mới.


Điều này là cần thiết bởi hầu hết chúng ta đều có cái gọi là "ảo tưởng về nhận thức". Chúng ta thường mặc định những thứ mình đã biết, đã suy nghĩ là luôn đúng, trong khi thực tế đôi khi không phải như vậy. Việc sẵn sàng lắng nghe và cầu tiến sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn và tất nhiên điều đó sẽ chỉ có lợi cho bạn mà thôi.
Theo Genk/BusinessInsider

VnAddress Tuyển Dụng Sale & Telesale

1. Nhân viên Kinh doanh

Số lượng: 5 Người
Nơi làm việc: Tp. HCM
Toàn thời gian cố định
Trình độ: Không yêu cầu

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

-Tìm kiếm đối tác trong Lĩnh vực: Ẩm thực, Làm đẹp, Mua sắm, Du lịch, Đào tạo, Giải trí. 
- Nắm bắt nhu cầu của đối tác, ghi nhận ý kiến phản hồi. 
- Gặp trực tiếp khách hàng, tư vấn khách hàng. 
- Trao đổi chi tiết khi phỏng vấn.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC

- Nam tuổi từ 20 trở lên. 
- Ưu tiên Có kinh nghiệm kinh doanh, kinh doanh online hoặc có kinh nghiệm tư vấn bất động sản, bảo hiểmngân hàng
- Hiểu biết về các công cụ Marketing Online là lợi thế. 
- Ưu tiên Giọng nói hay, phát âm chuẩn. 
- Khả năng giao tiếp tốt, nói nhanh tốt, nói chậm theo lối diễn giải tốt. 
- Sử dụng thành thạo: Email, Internet.

2. Nhân viên Telesale và chăm sóc khách hàng

Số lượng: 5 Người
Nơi làm việc: Tp. HCM
Toàn thời gian cố định
Trình độ: không yêu cầu

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

- Tìm kiếm đối tác trong Lĩnh vực: Ẩm thực, Làm đẹp, Mua sắm, Du lịch, Đào tạo, Giải trí. 
- Target & phân loại đối tác. 
- Liên hệ tư vấn, đặt lịch hẹn. 
- Nắm bắt nhu cầu của đối tác, ghi nhận ý kiến phản hồi. 
- Gọi điện chăm sóc, tư vấn khách hàng. 
- Làm việc tại văn phòng công ty. 
- Trao đổi chi tiết khi phỏng vấn.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC

- Nữ tuổi từ 20 trở lên. 
- Ưu tiên Am hiểu về nghiệp vụ marketing và lập kế hoạch bán hàng. 
- Hiểu biết về các công cụ Marketing Online là lợi thế. 
- Giọng nói hay, phát âm chuẩn. 
- Khả năng giao tiếp tốt, nói nhanh tốt, nói chậm theo lối diễn giải tốt. 
- Khả năng mở đầu câu chuyện tốt. 
- Khả năng chốt Sale tốt. 
- Sử dụng thành thạo: Email, Vi tính văn phòng, Internet.



QUYỀN LỢI CHUNG:


- Lương cơ bản + Hoa hồng + Thưởng (Từ 8 triệu - 10 triệu) 
- Môi trường làm việc trẻ trung năng động, thuận lợi cho việc phát triển năng lực, có cơ hội thăng tiến. 
- Được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước: BHXH, BHYT. 
- Các chế độ khác theo quy định của công ty.

YÊU CẦU HỒ SƠ

- Đơn xin việc. 
- Sơ yếu lý lịch. 
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe. 
- Các bằng cấp có liên quan. 
- Nộp CV vào email: vnaddress.vn@gmail.com

HẠN NỘP HỒ SƠ

15-11-2015


Mọi chi tiết liên hệ:
Điện thoại: (08) 6686 3857
Hotline: 
0917 365 280 | 0936 688 022 | 0903 159 246
Skype: vnaddress

6 biểu hiện của nhân viên trung thành

Bất kỳ doanh nhân hay doanh nghiệp nào cũng muốn có những nhân viên trung thành làm việc cùng với mình. Tuy nhiên, theo Jeff Haden - một diễn giả có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội LinkedIn, cộng tác thường xuyên của tạp chí Inc. về đề tài nhân sự, không phải cứ nhân viên làm việc càng lâu năm thì lòng trung thành của họ càng cao.
Nhận biết nhân viên trung thành.
Chẳng hạn, một nhân viên có thâm niên làm việc 10 năm nhưng chỉ làm việc mang tính đối phó, luôn chỉ trích sếp và công ty lúc ở công sở cũng như khi ở nhà, thường xuyên chống đối ra mặt các quyết định của sếp. Trong khi đó, một nhân viên chỉ mới làm việc 6 tháng lại nắm bắt nhanh và nhiệt tình thực hiện các định hướng chỉ đạo của cấp quản lý, làm việc chăm chỉ mỗi ngày để giúp sếp và công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Mặc dù kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng, nhưng Haden cho rằng, trong hai trường hợp nói trên, chắc chắn các nhà quản lý sẽ muốn chọn nhân viên có thâm niên làm việc chỉ sáu tháng.
Những nhân viên trung thành luôn làm việc chăm chỉ, xứng đáng với những giá trị mà họ nhận được từ doanh nghiệp và cam kết cao cho sự thành công của doanh nghiệp.
Những nhân viên trung thành có thể rời bỏ doanh nghiệp vào một ngày nào đó, nhưng trong thời gian còn làm việc với doanh nghiệp, họ luôn nỗ lực hết mình và đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân.
Theo Haden, các nhân viên trung thành không chỉ gắn bó với công ty mà họ còn trung thành với sếp theo những cách đáng ngạc nhiên sau đây mà không phải sếp nào cũng nhận ra.
1. Nói với sếp những điều sếp ít muốn nghe nhất
Khi nhân viên và sếp có khoảng cách về cấp bậc càng xa thì nhân viên càng ít tỏ ra bất đồng với sếp. Chẳng hạn, những nhân viên mới gia nhập công ty thường tuyệt đối tuân thủ mọi ý kiến, chỉ đạo của sếp mà không có bất cứ ý kiến gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn cảm thấy hài lòng. Và khi sự bất mãn của những nhân viên ấy lên đến đỉnh điểm, họ thường tự giải quyết bằng cách nghỉ việc.
Trong khi đó, những nhân viên báo cáo trực tiếp, làm việc gần gũi với sếp có thể đưa ra những quan điểm trái chiều với sếp. Họ chính là những nhân viên trung thành, sẵn sàng chỉ ra những điểm sai của sếp, nói với sếp những điều mà sếp ít muốn nghe nhất với thiện ý mong muốn công việc sẽ tốt hơn.
2. Đối xử với sếp như một con người
Một học sinh có thể luôn xem người thầy của mình như một thần tượng với một hình ảnh rất chỉn chu và chuẩn mực. Nhưng học sinh ấy cũng khó có thể chấp nhận hình ảnh người thầy mà mình yêu mến trong bộ dạng “tuềnh toàng” của một người bình thường ngoài xã hội.
Tương tự, không ít nhân viên nhìn sếp như một người luôn chỉn chu, mạnh mẽ, đầy quyền lực và thường giữ khoảng cách với sếp. Nhưng theo Haden, những nhân viên trung thành không đặt nặng quan hệ giữa sếp và nhân viên theo cách ấy. Họ hiểu sếp ở mọi góc cạnh trong công việc và đời sống cá nhân.
Những nhân viên trung thành hiểu rằng sếp luôn muốn giúp họ đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và trong cuộc sống cá nhân, mong nhân viên có được những điều tốt đẹp nhất. Ngược lại, họ cũng mong muốn sếp gặp được những điều tốt đẹp nhất trong công việc và cuộc sống cá nhân.
3. Không bao giờ chỉ trích sếp trước người khác
Các nhân viên có thể chỉ trích sếp như một cách để giảm stress nhưng đa số làm điều này vì họ suy nghĩ rằng sếp cũng chẳng có năng lực gì cao siêu hơn bản thân họ. Họ cũng tìm cách làm “bào mòn” sự tôn trọng mà sếp đã rất nỗ lực để xứng đáng có được từ mọi người xung quanh.
Những nhân viên trung thành sẽ không làm như vậy. Họ không bàn tán, nói xấu sếp sau lưng. Họ luôn thể hiện sự tôn trọng sếp ngay cả khi sếp không có ở trước mặt họ.
4. Thể hiện sự bất đồng với sếp một cách riêng tư
Haden cho rằng, tranh luận và bất đồng là điều lành mạnh cho một tổ chức. Những nhân viên trung thành tin rằng họ có thể tự do chia sẻ các quan điểm của mình với sếp, phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong các quyết định của sếp. Họ cũng tin rằng sếp sẵn sàng và mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ vì lợi ích của bản thân sếp và công ty.
Tuy nhiên, không giống với những nhân viên không trung thành, họ sẽ làm những điều nói trên với sếp một cách khéo léo và mang tính riêng tư.
5. Công khai ủng hộ mọi quyết định của sếp
Ngay cả khi bất đồng với sếp về một quyết định nào đó, các nhân viên trung thành cũng sẽ không cố gắng tìm cách chứng minh rằng sếp đang sai. Ngược lại, trước mọi người, những nhân viên trung thành sẽ làm mọi cách để chứng minh sếp đang làm đúng.
6. Báo trước với sếp khi muốn nghỉ việc
Không có vị sếp nào muốn mất đi những nhân viên trung thành. Nhưng đôi khi, những nhân viên trung thành buộc phải nói lời chia tay vớp sếp và công ty để theo đuổi những cơ hội tốt hơn, để bước vào một lĩnh vực mới, để tự thành lập công ty cho riêng mình hoặc chỉ vì muốn thay đổi lối sống.
Tuy nhiên, những nhân viên này luôn hiểu rằng sự ra đi của họ sẽ để lại cho sếp và tổ chức một lỗ hổng trong nhân sự và vì thế, họ sẽ báo trước kế hoạch của mình để sếp có đủ thời gian chuẩn bị.
Haden cho rằng, họ làm điều đó vì trung thành với sếp và tin tưởng tuyệt đối rằng sếp sẽ không vì sự ra đi của họ mà đối xử với họ khác đi hay sa thải họ ngay lập tức. Họ làm điều đó còn vì tin rằng mình đã từng đặt lợi ích của sếp và công ty lên trên lợi ích cá nhân không ít lần, nên sếp cũng sẽ đối xử với họ như vậy.
Nguyễn Trường       
Theo Doanh nhân sài gòn

10 mẹo ít biết trong đàm phán kinh doanh

Để thành công trong đàm phán, bạn không chỉ phải áp dụng lý thuyết một cách chính xác mà còn phải sở hữu sự nhạy bén để phản ứng kịp thời trước những tình huống phát sinh.
Chỉ cần áp dụng những kiến thức cốt lõi trong đàm phán một cách đúng đắn, bạn sẽ cải thiện được rất nhanh khả năng của mình. Sau đây là một số mẹo giúp bạn rời khỏi bàn đám phán với tư thế của người chiến thắng:
Bí quyết đàm phán thành công.

1. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đàm phán
Theo thống kê, những người không đàm phán lương của mình với công ty trước khi ký hợp đồng làm việc có xu hướng bị mất đi khoảng nửa triệu USD cho đến năm 60 tuổi.
Trong kinh doanh, số tiền thậm chí còn lớn hơn gấp nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến tương lai của bạn cùng các nhân viên khác. Chính vì vậy, luôn ghi nhớ trong đầu rằng bạn sẽ không bao giờ ký vào bất cứ văn bản nào mà không đàm phán trước đó.
2. Nắm chắc những lý lẽ cần thiết cho một cuộc đàm phán
Trước khi bước vào một cuộc đàm phán, bạn cần hiểu rõ từng chi tiết của vấn đề đó cũng như biết mình có thể dựa vào những cơ sở hay lý lẽ nào để bảo vệ quan điểm. Trước khi nói ra ý muốn của mình, bạn cũng cần phải lên kế hoạch cụ thể về thứ tự ưu tiên trong một danh sách các vấn đề sẽ đàm phán.
Những điều quan trọng cần được thảo luận và thống nhất đầu tiên, đặc biệt khi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn, sau đó mới đến những vấn đề nhỏ và ít quan trọng hơn.
Việc lập ra một thứ tự ưu tiên cũng như hiểu cặn kẽ các lý lẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình đàm phán, đồng thời không bị xao nhãng bởi đối thủ.
3. Chọn lọc một số thông tin từ các hợp đồng trước đó
Việc này cần thiết bởi nó mang đến những kinh nghiệm quý giá cho các lần đàm phán sau này. Đọc lại những hợp đồng hay tài liệu trước đó sẽ cho bạn biết mình nên làm gì để duy trì hay đòi hỏi thêm quyền lợi, cũng như rút ra kinh nghiệm xương máu để tránh lặp lại những sai lầm đó.
4. Lý lẽ luôn cần có dẫn chứng
Nếu bạn chỉ thao thao bất tuyệt những câu khẳng định hay phủ định mà không thể giải thích tại sao, bạn sẽ sớm thua cuộc. Luôn chuẩn bị sẵn sàng những chứng cứ để bảo vẽ lý lẽ của mình, đó là cách duy nhất để thuyết phục được mọi người và giúp bạn đàm phán thành công.
5. Ghi chú đầy đủ trong buổi đàm phán
Một cuộc đàm phán có thể rất căng thẳng và việc ghi chép lại diễn biến của nó không hề vô ích. Bằng cách đó, bạn có thể tỉnh táo để xem xét vấn đề nên được tiếp tục hoặc làm như thế nào để phản bác lại đối phương. Mẹo này giúp bạn có thể xử lý linh hoạt tùy theo tình hình mà không quên mất những vấn đề trọng tâm.
6. Luôn chắc chắn mình hiểu rõ vấn đề bằng việc đặt câu hỏi
Đôi lúc, mọi người sẽ cảm thấy bối rối bởi những vấn đề chồng chéo trong suốt buổi đàm phán. Khi không hiểu rõ ý của người khác, hãy đặt câu hỏi để củng cố kiến thức của mình. Điều này sẽ giúp bạn biết phải xử lý tình huống như thế nào để có lợi cho mình nhất.
7. Tìm hiểu về đối phương
Bạn phải ít nhất nắm được các thông tin cơ bản của nhân vật bên kia bàn đàm phán. Biết rõ đối thủ sẽ giúp bạn có được những phương án hợp lý để đạt được mục đích của mình.
8. Không tỏ ra chán chường
Cho dù không đạt được điều mình mong muốn trước khi đàm phán, bạn cũng không nên tỏ ra buồn rầu hay suy sụp. Bởi vì đây có thể là thời cơ giúp đối phương tung ra “đòn chí mạng” và lái cuộc thỏa hiệp theo ý mình. Đừng bao giờ tạo cho đối phương có cơ hội biết được cảm xúc thật của mình, giấu chúng đi và tiếp tục chiến đấu.
9. Luôn luôn nhã nhặn
Trong làm ăn, việc đảm bảo giữ thái độ hòa nhã và tôn trọng rất cần thiết. Đừng nên cao giọng hay lớn tiếng cũng như bỏ đi một cách bất lịch sự. Bạn phải giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống để tiếp tục với quan điểm của mình, đồng thời phân tích chính xác những phản hồi của đối phương để đưa ra phương hướng giải quyết.
10. Hiểu rõ giá trị của mình
Điều này vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc bạn có đi tới cùng vì lợi ích của mình hay không. Khi biết rõ những lợi thế và có chiến thuật phù hợp, bạn hoàn toàn có thể áp đặt buổi đàm phán theo lối chơi của mình. Đồng thời, đây cũng là chất xúc tác tốt nhất nâng cao sự tự tin, giúp bạn hướng tới một kết quả tích cực cuối buổi đàm phán.
Nguyễn Trường       
Theo Doanh nhân sài gòn

12 kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc

Theo Yukio Okubo - người đứng đầu Viện nghiên cứu Recruit Works (trung tâm nghiên cứu về tổ chức và con người) - để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn phải phát triển các năng lực của bản thân một cách có hệ thống và nhuần nhuyễn đến mức trở thành kỹ năng.
Dựa trên những trải nghiệm và các nghiên cứu riêng về con người, Yukio Okubo đã viết cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản.
Đây là cuốn sách không chỉ hướng đến học sinh, sinh viên mà cả giới trung niên - những người muốn phát triển sự nghiệp thứ hai của mình.


Sau đây là nội dung về 12 kỹ năng cơ bản dẫn đến thành công trong công việc, giúp chúng ta vừa làm việc hiệu quả vừa có thể hưởng thụ cuộc sống, được trích nguyên văn từ cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản của Yukio Okubo:
1.  Khả năng phản ứng - năng lực phản ứng và truyền đạt điều mình muốn nói cho đối phương. Đây chính là nền tảng của giao tiếp. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể hiểu được người khác nghĩ gì và không có kỹ năng tổng hợp thông tin.
2.  Khả năng lôi cuốn - năng lực lôi cuốn người khác bằng biểu cảm hòa nhã. Nếu không có kỹ năng này, lượng người ủng hộ và giúp đỡ bạn sẽ giảm đi nhiều.
3.  Khả năng lạc quan - năng lực khống chế và giải quyết stress trong công việc một cách hợp lý. Không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể suy nghĩ tích cực về bất cứ điều gì, đôi khi vì điều đó mà có thể… đổ bệnh.
4.  Khả năng phát hiện mục tiêu - năng lực phát hiện và nhắm tới việc mình cần làm. Đầu tiên là phát hiện ra vấn đề, sau đó là chú tâm tìm cách giải quyết vấn đề đó. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chỉ ngồi chờ chỉ định của cấp trên và chỉ có thể nhìn nhận vấn đề một cách hời hợt.
5.  Khả năng học hỏi không ngừng - Nếu không có thói quen học hỏi những điều cần thiết, bạn sẽ không sử dụng được những kiến thức trước mắt, không thể bắt kịp xu hướng mới cũng như không thể mở mang kiến thức.
6.  Khả năng nắm bắt ngữ cảnh - năng lực điều chỉnh ý kiến với người khác tùy thuộc vào từng bối cảnh hay ngữ cảnh. Bạn không thể trở thành lãnh đạo dự án nếu không có kỹ năng này.
7.  Khả năng xây dựng chuyên môn – năng lực lập kế hoạch để nâng cao điểm mạnh của cá nhân. Không có kỹ năng này, bạn dễ rơi vào tình trạng đến 40 tuổi vẫn không thể tự tin làm bất cứ điều gì.
8.  Khả năng phát triển mạng lưới – năng lực khám phá và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh và nguồn thông tin. Bạn sẽ chỉ có được chức danh mà không làm được gì nếu không có kỹ năng này.
9.  Khả năng ủy nhiệm – năng lực tin tưởng, ủy nhiệm công việc cho người khác, chứ không ôm khư khư hết công việc về mình để rồi không thể làm được việc lớn.
10. Khả năng tư vấn – năng lực nghe câu chuyện của đối phương và cùng họ nghĩ cách giải quyết vấn đề. Người không có kỹ năng này sẽ không để ý đến giá trị quan trọng của người khác, cố ép họ theo cách nghĩ của mình, để rồi dần trở thành một kẻ “triết lý rởm”.
11.  Khả năng hướng dẫn – năng lực chỉ dạy, hướng dẫn người khác những kiến thức, kỹ năng của bản thân. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chẳng thể nào truyền đạt tri thức của mình cho cấp dưới.

12.  Khả năng điều phối – năng lực điều tiết mọi việc, làm trung gian phối hợp và thúc đẩy mọi người. Bạn không thể hoàn thành các công việc lớn nếu không có kỹ năng này.

Nguyễn Trường       
Theo Doanh nhân sài gòn

4 nhóm tính cách của con người

Nghiên cứu của Tiến sĩ William Marston (Mỹ) cho rằng đặc tính hành vi của con người có thể chia ra làm 4 nhóm tính cách. Nhóm thứ nhất là nhóm “thống trị” (Dominance) tạm gọi là nhóm “lửa”. Nhóm thứ hai là nhóm “ảnh hưởng” (Influence) tạm gọi là nhóm “khí”. Nhóm thứ ba là nhóm “kiên định” tạm gọi là nhóm “nước”. Nhóm thứ tư là nhóm “tuân thủ” tạm gọi là nhóm “đất”.


Trong 4 nhóm tính cách cơ bản của con người ở trên, không có nhóm tính cách nào tốt hơn hay xấu hơn nhóm tính cách kia. Tuy nhiên tùy theo tính chất công việc, chúng ta nên lựa chọn người có tính cách phù hợp nhất để làm việc thích hợp.

Một con người có thể có cả 4 nhóm tính cách nhưng nhóm tính cách mạnh sẽ tác động đến cách họ thể hiện, sự phản ứng cũng như sự giao tiếp với mọi người và thế giới chung quanh.

Từng nhóm tính cách khác nhau đều có những điểm mạnh và những điểm yếu. Vì vậy các nhóm tính cách có thể bổ sung cho nhau.

Nếu biết phương pháp làm việc với những người có tính cách khác nhau sẽ là một lợi thế và mang lại hiệu quả giao tiếp, phối hợp làm việc được tốt hơn.

Để mối quan hệ làm việc có hiệu quả, chúng ta cần hiểu và điều chỉnh cách làm việc sao cho phù hợp với từng tính cách riêng của con người mà chúng ta cùng phối hợp để làm việc.

- Nhóm người có tính cách “thống trị”, gọi là nhóm “lửa”

Nhóm người này có xu hướng thống trị với các đặc điểm như sức mạnh, có khả năng suy đoán, quyết đoán, khởi sự, kiên quyết, cạnh tranh, thẳng tính, gây áp lực...

- Nhóm người có tính cách “ảnh hưởng”, gọi là nhóm “khí”

Nhóm người này có xu hướng thuyết phục, bán ý tưởng với các đặc điểm như có khả năng thuyết phục, thân thiện, có khả năng nói, có khả năng giao tiếp tốt, thái độ tích cực, có nhiều mối quan hệ xã hội...

- Nhóm người có tính cách “kiên định”, gọi là nhóm “nước”

Nhóm người này có xu hướng muốn giúp đỡ người khác, thích ổn định với các đặc điểm như thận trọng, hòa nhã, tốt bụng, bền bỉ, kiên nhẫn, tự kiểm soát, kiên định, nhất quán...

- Nhóm người có tính cách “tuân thủ”, gọi là nhóm “đất”

Nhóm người này có xu hướng thích sự hoàn hảo, chuẩn mực, không thích phiền hà với các đặc điểm như cẩn thận, tuân thủ mệnh lệnh, hệ thống, tỷ mỉ, chính xác, lôgic...

Phương pháp giao tiếp, làm việc hiệu quả với người ở từng nhóm tính cách

- Nhóm tính cách “thống trị” hay “lửa”

Nhóm người này chiếm khoảng 15% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là nói thẳng, đưa ra các sự lựa chọn, để họ được thắng, không cần xây dựng quan hệ, không ra lệnh, giao tiếp nhanh, ngắn, gọn. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như nên ngồi đối diện, để họ có khoảng cách thoải mái, không nên chạm vào người họ, không nên áp đặt họ.

- Nhóm tính cách “ảnh hưởng” hay “khí”

Nhóm người này chiếm khoảng 30% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là tình cảm, thân mật, quan tâm đến cá nhân họ, nói chuyện vui vẻ, cho họ nói, ca ngợi và công nhận họ, không được coi thường họ, nên nói về con người và gia đình họ. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như có thể ngồi gần, có thể chạm tay, vỗ vai; không nên ngồi quá xa, không nên tranh lời với họ.

- Nhóm tính cách “kiên định” hay “nước”

Nhóm người này chiếm khoảng 40% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là trình bày chậm, xây dựng mối quan hệ, hướng tới con người và gia đình, đưa đủ thông tin cần thiết, nói có lôgic, lắng nghe, không áp đặt, không làm việc hoặc nói nhanh quá. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như có thể ngồi gần họ, có thể chạm tay, vỗ vai; nên tỏ ra lắng nghe, không nên ngồi quá xa họ.

- Nhóm tính cách “tuân thủ” hay “đất”

Nhóm người này chiếm khoảng 15% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là đưa ra đủ số liệu, bằng chứng; kiên trì, từ từ; dùng giấy tờ, thông tin chi tiết; cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt, có lôgic, không nói về cá nhân, không thúc ép. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như nên ngồi đối diện, để họ có khoảng cách thoải mái, cần thận trọng lời nói; không nên chạm vào người họ.

Khuyến nghị

Để nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả trong công tác cũng như trong tập huấn, đào tạo đối với các đối tượng cùng phối hợp thực hiện; chúng ta cần hiểu biết về các nhóm tính cách đặc thù của từng con người nhằm phát huy kỹ năng tiếp xúc và phương pháp làm việc. Nếu khả năng giao tiếp tốt, chúng ta sẽ làm việc có chất lượng và hiệu quả với từng con người cụ thể của từng nhóm tính cách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra.

(Sưu tầm)